Nói về cần câu lure, có vài kiến thức cần cập nhật:
1/ CÁC THÀNH PHẦN LÀM NÊN CẦN CÂU: chất liệu blank (phôi cần), công nghệ tạo thành phôi cần, khoen, pat máy.
2/ THÔNG SỐ CẦN CÂU LURE
3/ CÁCH CHỌN MỘT CÂY CẦN CÂU LURE PHÙ HỢP (tùy theo loại cá, mục đích, phong cách lure của cần thủ)
Những thông số chính trên cần câu thường sẽ như là:
+ Chiều dài (Đơn vị tính tùy theo nước sản xuất): Như ảnh dưới, ta thấy chiều dài cần là 6’6” = 6 feet 6 inch = 1m98
+ Độ cứng cần câu (Power), cùng với độ cong, độ nảy khi kéo cần (Action)
+ Power: thể hiện ĐỘ CỨNG/ SỨC MẠNH của cần câu.
Cái này càng lớn cây cần càng “trâu bò”, dùng được dây lớn, tải được cá lớn. Thường được chia ra các loại:
UL: Ultra Light /Rất mềm >>> thường dùng cho thể loại Ultra Light, câu lure suối, câu cá tráp (cá hanh), câu “cảm giác mạnh”
L: Light /Mềm >>> cũng cảm giác không kém
ML: Medium Light /Tương đối mềm >>> Cảm giác một cách an toàn. Thường dùng để câu trong đầm nước mặn, câu được đa số các loại cá trong đầm trừ con quỷ cá mú.
M: Medium /Trung bình >>> An toàn. Bất chấp cá đầm nước mặn, nại cá mú hơi mệt.
MH: Medium Heavy /Tương đối cứng >>> Dùng để câu đa số loại cá nhưng ít còn cảm giác, đặc biệt phù hợp để câu cá lóc, cá mú.
H: Heavy /Cứng >>> Dành cho dân bạo lực. Đập trâu, đập bò, đập hugo. Bất chấp!
EH/ HH: Cây củi/ xào phơi đồ. >>> tất nhiên dùng để phơi đồ rồi
+ Action: thể hiện ĐỘ CONG/ SỨC NẢY/ ĐỘ ĐÀN HỒI của cây cần. Đây là thông số khá trừu tượng vì không có số đo cụ thể.
Cái này càng nhanh thì cần khi cong trở lại trạng thái ban đầu nhanh hơn, giúp khi dòng cá ta đỡ mệt hơn, một phần giúp quăng xa hơn. Tuy nhiên một số trường hợp, để câu cảm giác thì ta lựa chọn action chậm hơn.
Ở cần lure thường gặp các action:
S: Slow /chậm >>> Cần cong tới gần cán cần
RF: Regular Fast /tương đối nhanh >>> Cần cong khoảng hơn 1/2 chiều dài tính từ ngọn cần
F: Fast /Nhanh >>> Cần cong khoảng 1/3 chiều dài tính từ ngọn cần
EF: Extra Fast /Rất nhanh >>> Cần chỉ cong đến khoảng ở ngọn cần.
+ Line: sức tải dây, thường tính đơn vị là pound (lb)
Ví dụ: 8-16lb, cần tải tối đa dây chịu 16lb, nếu hơn có nguy cơ gãy cần.
Cái này cần nói thêm, dân Việt Nam hay thích kiểu “ăn chắc mặc bền” nên xài dây to hơn gấp đôi, có khi gấp 3. Khi dính cá lớn, dây có thể không đứt nhưng cần lại chưa chắc chịu nổi >>> gãy cần.
Bản thân tui cũng xài dây lớn hơn, nhưng tui khuyên anh em nên xài dây lớn hơn khoảng 2/3 sức tải max của cần thôi. Ví dụ tối đa 16lb thì chúng ta xài dây 24lb là khủng khiếp lắm rồi :v cá Việt Nam nhỏ xíu, đừng có lo!
+Lure: sức tải lure, khả năng quăng một con lure với trọng lượng trong khoảng trọng lượng này. Thường lấy đơn vị là gram hoặc Oz (1 oz = 28gram)
Ví dụ: 7-21gr >>> quăng lure nhỏ thì miễn bàn (tất nhiên không quăng xa bằng cần có thông số lure nhỏ hơn)
quăng lure lớn hơn 21 gram thì sao? >>> có nguy cơ gãy cần do bị tức cần.
Nói vậy thôi, cần lure không phải cọng bún. Chúng ta vẫn có thể quăng con lure nặng hơn, lên đến max 28 gram (lúc này hãy cảm nhận độ cong của cần khi quăng con lure nặng hơn quy định :v ? ). Tuy nhiên không nên quăng con lure gấp đôi thông số này (ví dụ 21gr mà quốc con lure 42 gram :v bao gãy cần!)
( sưu tầm )