Home » Chia sẻ về câu mồi giả » 12 Thứ cần thiết cho môn câu mồi giả

12 Thứ cần thiết cho môn câu mồi giả

Rất nhiều bạn mới ra nhập môn câu mồi giả, một môn thể thao lành mạnh, sạch sẽ và rất cuốn hút đã rất được ưa chuộng trên thế giới. Cũng như Mạnh lúc đầu mới chơi, hẳn là các bạn rất quan tâm xem mình sẽ sắm những thứ gì cho môn chơi này

Dưới đây Mạnh sẽ list lại có thể nói là đầy đủ các ” đồ chơi” để phục vụ anh em. Trong đó mình cũng sẽ chia sẻ một chút về từng phụ kiện để anh em hiểu được phần nào khi tham gia vào môn chơi này. Số thứ tự mình cũng sếp theo mức độ ưu tiên về sự cần thiết của mỗi phụ kiện. Đương nhiên số 1 sẽ là thứ cần thiết nhất rồi ^^Cần câu

1- Cần câu

Có 2 cách phân loại cần cầu

a. Phân loại theo máy câu:

  • Cần câu máy đứng: có thiết kế khoen dưới cùng to hơn và thường không có cò ở cán, phục vụ cho các cần thủ chơi máy câu đứng
  • Cần câu máy ngang: khoen gần cán cần nhỏ hơn và thường có cò ở cán cần

b. Phân loại theo độ cứng của cần

Cần phân loại theo độ cứng giảm dần theo các ký hiệu H => MH => M => ML =>L =>UL ( ultra light )

Trong đó cần ultra light là cần mềm nhất. Thực ra để đỡ tốn kém thì bạn nên có 1 chiếc cần cảm giác mạnh Ultra light và 1 chiếc cần cứng từ mức ML trở lên. Đánh ultra light thì rất sướng nhưng để đánh nhái hơi thì ko đủ độ cứng để đóng lưỡi. Nên cần có cả 2 dòng cần cứng và mềm là tốt nhất

2- Máy câu

Phân ra làm 2 loại máy câu đứng và máy ngang

  • Máy câu ngang: lợi ích là khống chế dây dễ và ném xa được, tuy nhiên rất dễ rối gây khổ sở cho các cần thủ mới, ném mồi quá nhẹ là rất khó và đặc biệt là phải rất tốn tiền, máy phải tầm vài triệu dùng mới ổn
  • Máy câu đứng: phổ thông và đơn giản hơn, ngược lại với toàn bộ ưu nhược điểm của máy ngang. Đặc biệt, máy câu đứng chỉ đầu tư tầm 200k là máy đã có thể dùng khá ổn

3- Dây câu

Cũng khá nhiều loại và đa dạng, mình thì khuyên đơn giản là dùng dây dù PE

  • Chơi cần có độ cứng thường thì dùng dù PE size 1.5# đến 2.0#
  • Chơi cần siêu mềm ultra light thì dùng size 0.8# đến 1.0#

4- Mồi câu

Mồi câu giả thì phân ra hàng ngàn loại, nhưng theo kinh nghiệm của mình thì chỉ cần phân đơn giản theo 3 tầng nước, bởi mỗi một thời tiết, một thời gian trong ngày hay trong năm cá sẽ săn mồi ở các tầng nước khác nhau

5- Khóa Lure

  • Công dụng: chủ yếu để thay mồi tiện hơn, nhưng cũng ko thể thiếu

6- Hộp đựng mồi

  • Mồi hầu hết đều có lưỡi hở, việc trang bị hộp đựng mồi là thực sự cần thiết với các cần thủ

7- Kìm gỡ lưỡi

  • Mỗi khi mồi bị nuốt sâu nếu không có kìm gỡ lưỡi thì chỉ còn cách mổ con cá ra để lấy lưỡi chứ dùng tay thì không thể. Đây là vật dụng quá quan trọng

 

8- Kìm kẹp cá

  • Trong môn Lure gần như người ta không dùng vợt để vớt con cá lên mà thường dùng kìm kẹp để kẹp vào môi dưới chú cá để sách lên dễ dàng

9- Túi đeo hông

  • Mọi phụ kiện cần thiết mang theo người như hộp mồi, các loại kìm, máy hay cân, thước đều sẽ nằm gọn trong 1 chiếc túi lure đeo hông, gọn gàng và sạch đẹp

10- Cân cá điện tử

  • Để ghi lại thành quả, check in facebook mỗi khi bạn bắt được một chú cá to

11- Thước đo cá mini

  • Tương tự như cân cá điện tử, để ghi lại thành quả, check in facebook mỗi khi bạn bắt được một chú cá to

12- Đèn đeo đầu câu đêm

  • Thiết bị cần thiết cho các cần thủ hay đi câu đêm, có thể rảnh tay
Gửi tin nhắn cho tôi